VAN CẦU

VAN CẦU

VAN CẦU

VAN CẦU

VAN CẦU
VAN CẦU
Danh mục sản phẩm

VAN CẦU

Mã sản phẩm: VAN CẦU
Giá: Liên hệ
Lượt xem: 252

Chi tiết sản phẩm

1.VAN CẦU  (Globe Valve) hay còn được gọi là van cầu hơi, van cầu chữ ngã, van cầu yên ngựa. Van sử dụng cho nhiệm vụ đóng mở hoặc điều tiết dòng lưu chất đi qua van. Van được gọi là van cầu bởi cấu tạo của van được chia thành 2 phần cho dòng chảy lưu thông là nửa trên và nửa dưới nằm trong thân van được phân cách  bởi một vách ngăn, vách ngăn đó có một lỗ tròn là nơi dòng chảy lưu thông qua. Và vách ngăn đó kết hợp với đĩa van (có thể là dạng đĩa phẳng hoặc là đĩa cầu, côn) để đóng mở, điều tiết dòng chảy.

Van hoạt động nhờ vào chi tiết tay quay bên trên. Tác động lực tay quay từ phải qua trái tương ứng với trạng thái mở của van. Và ngược lại sẽ là đóng van. Thoạt nhìn qua thì hoạt động của van khá giống với van cổng.

 2. Thông số kỹ thuật chung của van.

– Kích cỡ của van: DN15 – DN1000

– Chất liệu chế tạo: Gang, inox, thép, đồng

– Trục và đĩa van: inox, thép không rỉ, các hợp kim

– Kiểu kết nối: Lắp ren hoặc lắp bích

– Cách thức vận hành: tay quay, điều khiển điện, điều khiển khí nén

– Tiêu chuẩn mặt bích: JIS, BS, ANSI, DIN

– Nhiệt độ làm việc: – 200C ~ 4500C

– Áp lực làm việc của van: PN16, PN25

– Môi trường hoạt động: Nước, hơi, khí, xăng dầu, hóa chất.

– Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia

– Tình trạng hàng: có sẵn

– Bảo hành: 12 tháng

 

II. Ưu nhược điểm của van cầu.

Như các bạn đã biết thì tất cả mọi sản phẩm bất kỳ nào của công nghệ đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Và van cầu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Cụ thể van có những đặc điểm riêng như sau:

 1. Ưu điểm.

Là dòng van có khả năng điều tiết dòng chảy tốt nhất hiện nay.

– Van có khả năng vận hành đơn giản, dễ dàng.

–  Van thiết kế có thể tháo rời các chi tiết nằm trong thân van. Điều này giúp chúng ta thuận tiện cho việc bảo trì cũng như thay thế các chi tiết đó khi có sự cố hỏng hóc.

– Hành trình đóng mở của van ngắn, kiểm soát tốt dòng chảy đi qua van.

– Hoạt động tốt cho những môi trường làm việc với áp suất lớn và nhiệt độ cao.

– Đối với môi trường hơi nóng yêu cầu van đảm bảo độ kín cao, chịu được áp lớn thì dòng van cầu là sự lựa chọn vô cùng thông minh cho hệ thống lắp đặt.

 2. Nhược điểm.

Khi thao tác cho hành trình đóng van sẽ nặng hơn nhiều so với khi mở. Bởi khi đóng van thì dòng chảy sẽ có áp lực đẩy đĩa van phản lực lại.

– Van không phù hợp cho những dòng lưu chất dạng hạt hay có độ sệt. Bởi rất dễ bị mắc kẹt tại vị trí ghế van dẫn đến tình trạng ách tắc dòng chảy.

– Trọng lượng của van cũng tương đối nặng và cồng kềnh so với các dòng van khác.

– Dòng chảy đi qua van bị giảm áp lực đi đáng kể.

– Giá thành của van đắt hơn so với các dòng van khác cùng kích thước.

 

III. Lý do nên sử dụng van cầu.

Theo sự phản hồi từ nhiều khách hàng thì chúng tôi đúc kết lại một vài điểm nhấn mạnh về dòng van cầu như sau:

– Van được cấu thành từ nhiều loại vật liệu, hoạt động tốt ở đa dạng môi trường khác nhau.

– Khả năng điều tiết dòng chảy cực tốt, phù hợp lắp đặt cho những hệ thống sản xuất hàng loạt yêu cầu van điều tiết dòng chảy theo %.

– Độ kín khít vô cùng đảm bảo khi van ở trạng thái đóng hoàn toàn.

IV. Ứng dụng của van cầu.

Với sự đa dạng về kích thước cũng như vật liệu chế tạo van. Và đặc biệt van có khả năng điều tiết dòng chảy cực tốt. Chính vì vậy van được sử dụng cho những hệ thống điển hình như:

– Hệ thống nước làm mát, dầu nhiên liệu có lưu lượng điều chỉnh có độ kín nước rất quan trọng.

– Dùng cho hệ thống cung cấp nước, cấp thoát nước

– Hệ thống sản xuất chế biến thực phẩm.

– Hệ thống dẫn động hóa chất.

– Nắp nồi hơi, ống thoát nước, lỗ thông hơi chính.

– Những hệ thống dẫn động hơi với nhiệt độ cao.

V. Có những dòng van cầu nào.

Sau đây chúng tôi xin liệt kê những dòng van cầu hiện nay đang được sử dụng trên thị trường. Và cũng như đây đang là những dòng van cầu mà công ty TÂM ĐỨC TÀI chúng tôi đang cung cấp.

Phân loại theo nguồn gốc xuất sứ.

 1. Van cầu Hàn Quốc.

Là dòng van được sản xuất tại Hàn Quốc và điển hình các thương hiệu đã gây dựng được tiếng vang trong ngành van công nghiệp đó là Wonil, Joeun,..v..v..  Các dòng van đến từ Hàn Quốc trên thị trường có thể nói là vô cùng đảm bảo và chất lượng ấn tượng. Van mang lại khả năng vận hành hoạt động ổn định cho hệ thống và độ bền tương đối cao.

 2. Van cầu Đài Loan.

Là dòng van được sản xuất từ các hãng như Emico, ODK – Đài Loan. Van đã được khẳng định bằng chính sự chất lượng của từng sản phẩm. Trong suốt quá trình từ khi thành lập công ty đến nay các hãng sản xuất đến từ Đài Loan đã không ngừng nghiên cứu và phát triển để đưa ra thị trường những sản phẩm ngày càng hoàn hảo như hiện nay. Và điều đáng chú ý đó là van có giá thành vô cùng hấp dẫn tại thị trường Việt Nam chúng ta.

 3. Van cầu Malaysia.

Là dòng van có nguồn gốc được sản xuất tại Malaysia. Cụ thể hơn là từ các hãng như AUT, ARV, ARITA,..v..v… Van đã tạo ra sự cạnh tranh lớn trên thị trường van công nghiệp trên toàn thế giới bằng những sản phẩm đạt chất lượng cao, được sử dụng cho nhiều hệ thống công trình lớn của nhiều nước khác nhau. Điều này mang lại cho các khách hàng của chúng ta có đa dạng sự lựa chọn hơn cũng như là sự cạnh tranh về giá cả nhiều hơn. Và đặc biệt là van có giá thành hấp dẫn hơn những dòng van đến từ các nước khác.

 4. Van cầu Trung Quốc.

Là dòng van được sản xuất tại đất nước tỷ dân Trung Quốc. Tuy nhiên tại đây lại được phân chia ra làm 2 dạng khác nhau đó là hàng cao cấp và hàng trung cấp. Và cả 2 đều có chung 1 mục đích như nhau đó là đóng mở và điều tiết dòng chảy.  Nếu chúng ta đặt 2 sản phẩm này cạnh nhau thì chúng ta có thể nhìn nhận ra ngay. Dòng trung cấp thì có trọng lượng nhẹ hơn, thân van mỏng hơn, và khả năng hoạt động của van cũng kém hơn. Tuy nhiên đổi lại giá thành lại vô cùng rẻ.

Còn loại cao cấp thì các bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi nó không hệ thua kém các sản phẩm đến từ Hàn Quốc hay Đài Loan. Với chất lượng và độ bền đã qua kiểm chứng của nhiều công trình và giá thành thì có thể nói là rẻ hơn so với những hãng còn lại.

Phân loại theo hãng sản xuất.

 5. Van cầu Wonil – Hàn Quốc.

Hãng sản xuất Wonil như đã biết là một trong những thế lực mạnh trong ngành công nghiệp sản xuất van công nghiệp. Ngoài dòng sản phẩm đặc trưng của hãng là van bướm ra thì van cầu cũng là một trong những sản phẩm tiêu biểu  đưa hãng Wonil lên vươn tầm xa hơn. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, các chi tiết lắp ráp lại với nhau một cách tỉ mỉ, chắc chắn và chính xác..

 6. Van cầu Joeun – Hàn Quốc.

Hãng sản xuất Joeun – Hàn Quốc ngoài những sản phẩm van bi, van bướm, van cổng thì van cầu cũng là một trong những dòng van nổi bật của hãng. Công nghệ sản xuất van đạt tiêu chuẩn Châu Âu, các chi tiết được chế tạo đạt độ chính xác cao, lắp ráp tỉ mỉ. Đặc biệt khả năng vận hành của van vô cùng ấn tượng và tuổi thọ cao.

 

 7. Van cầu Emico – Đài Loan.

Hãng sản xuất van Emico vô cùng nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất van công nghiệp. Đặc biệt trong số sản phẩm của hãng thì van cầu là một trong sản phẩm chủ chốt được hãng vô cùng chú trọng đến. Chính vì thế hãng Emico đã không ngừng nghiên cứu và phát triển công nghệ để van đạt chất lượng tốt và đồ bền cao.

 8. Van cầu ODK – Đài Loan.

 9. Van cầu AUT – Malaysia

Phân loại theo vật liệu chế tạo van.

 10. VAN CẦU INOX 

Là dòng van được chế tạo toàn thân từ vật liệu inox SS304 CF8, SS316CF8M. Van có khả năng vận hành  ở môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao, áp suất lớn. Thậm chí những môi trường làm việc đặc biệt như môi trường hóa chất, nước mặn, dung dịch muối van vẫn cho thấy khả năng hoạt động tốt của mình. Và điểu đáng chú ý hơn nữa là dòng van có tuổi thọ cao hơn so với những dòng van được làm từ những vật liệu khác.

  Thông số kĩ thuật của van

 

 • Kính cỡ : DN50 – DN800

 • Chất liệu chế tạo: Inox 201, 304, 316

 • Kiểu kết nối: lắp ren hoặc lắp bích

 • Gioăng làm kín: EPDM, Teflon

 • Tiêu chuẩn mặt bích: JIS10K, 20K, BS

• Nhiệt độ làm việc: -200C – 200C

 • Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN25

 • Phạm vi sử dụng : Nước, gas, dầu, hơi , khí

 • Xuất xứ: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản

 • Bảo hành 12 tháng

 11. Van cầu gang.

Van được chế tạo hoàn toàn từ vật liệu là gang cầu, gang dẻo, gang xám. Van mang đến sự yên tâm cho đa số hệ thống công nghiệp hiện nay. Đặc biệt van có khả năng chịu tác động lực bên ngoài rất tốt. Và sự đa dạng về kích thước là điều mà van được sử dụng phổ biến.. Hiện nay công ty HT Việt Nam chúng tôi chuyên cung cấp van cầu gang được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc giá thành vô cùng hấp dẫn.

  Thông số kĩ thuật của van

 

 • Kính cỡ : DN50 – DN1200

• Chất liệu chế tạo: gang cầu, gang xám, gang dẻo

 • Kiểu kết nối: lắp bích

 • Gioăng làm kín: EPDM, Teflon

 • Tiêu chuẩn mặt bích: JIS10K, 20K, BS

 • Nhiệt độ làm việc: max 350C

 • Áp lực làm việc: PN16, PN25

 • Phạm vi sử dụng : Nước, gas, dầu, hơi , khí

• Xuất xứ: Đài Loan, Malaysia

 • Bảo hành 12 tháng

 12. VAN CẦU ĐỒNG .

Van được chế tạo toàn thân từ vật liệu đồng thay, đồng Brass. Bởi van có khả năng điều tiết rất tốt nên được sử dụng chủ yếu cho hệ thống lò hơi, hệ thống dẫn động nước. Đặc biệt là van bị giới hạn bởi kích thước tối đa là DN100.

  Thông số kĩ thuật của van

 

 • Kích cỡ van: DN8 – DN100

 • Vật liệu chế tạo: Đồng thau

 • Gioăng làm kín: Cao su tổng hợp, PTFE

• Kiểu kết nối: lắp ren

 • Áp lực làm việc: PN10, PN16

• Nhiệt độ làm việc: 0 ~150 độ C

 • Môi trường làm việc: Nước, khí, hơi

• Xuất xứ: Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam

 • Thời gian bảo hành: 12 tháng

 • Tình trạng hàng: Có sẵn

 13. VAN CẦU THÉP 

Van được chế tạo từ thép rèn A105. Có khả năng chịu áp lực lên đến PN63 và nhiệt độ lên đến 450oC. Van đặc biệt được sử dụng cho những môi trường hơi nóng, dầu nhiệt. Thông thường van được sản xuất với các kích thước nhỏ hơn DN500. Và van cũng có giá thành tương đối cao.

  Thông số kĩ thuật của van

 

  •  Kính cỡ : DN15 – DN500
  •  Chất liệu chế tạo: thép đúc tiêu chuẩn
  •  Kiểu kết nối: lắp ren, lắp bích hoặc hàn kín
  •  Gioăng làm kín: EPDM, Teflon
  •  Tiêu chuẩn mặt bích: JIS10K, ANSI – 150LB, 300LB
  •  Nhiệt độ làm việc: -200C – 300C
  •  Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN25
  •  Phạm vi sử dụng : Nước, gas, dầu, hơi nóng , khí
  •  Xuất xứ:Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia
  • Bảo hành 12 tháng

14. Van cầu nhựa.

Là dòng van được chế tạo từ vật liệu nhựa PVC, uPVC, cPVC. Với những đặc tính chống ăn mòn của nhựa được áp dụng vào van thì cho phép van vận hành hiệu quả ở những môi trường làm việc như hóa chất ăn mòn, muối, axit, kiềm… Và dòng van này trên thị trường cũng có ít đơn vị sử dụng bởi van bị giới hạn bởi nhiệt độ cao tối đa 80oC và áp suất lớn tối đa là PN10.

 

Phân loại theo hình dáng chế tạo van.

Hiện nay trên thị trường có 4 dạng cơ bản của dòng van cầu như:

 15. Van chữ ngã.

Là kiểu dáng van được sử dụng nhiều nhất hiện nay đối với dòng van cầu. Với thiết lế hình dáng bên ngoài van 2 đường ống đầu vào và ra của van được thiết kế lệch tâm và uốn lượn tương tự như dấu “ ~ ” nên van được gọi là van cầu chữ Ngã. Với kiểu dáng chế tạo van này giúp van làm việc với những dòng chảy có áp lực cao và khả năng điều tiết là vô cùng tốt.

 

 16. Van dạng bầu.

Là dạng với thiết kế 2 hướng vào ra của dòng chảy tương tự như dòng van chữ ngã nhưng điểm khác nhau lại đến từ bên ngoài của thân van. Thay vì được chế tạo uốn theo hình dấu “ ~ ” thì nó là được chế tạo kiểu bầu dục. Chính vì thế mà cái tên van cầu dạng bầu được dùng để phân biệt rõ dàng. Tuy nhiên khả năng vận hành và cách thức vận hành của dạng này y hệt dạng chữ ngã.

 

 17. Van chữ Y.

Dạng van cầu này được thiết kế nhằm mục đích làm giảm tối đa áp lực dòng chảy. Với thiết kế phần trục van và thân van kết hợp với nhau tạo thành góc 45o thay vì 90o như các kiểu dáng van khác.

 

 18. Van dạng góc.

Là dạng van với thiết kế khác với dòng van tiêu chuẩn. Với việc thiết kế thân van cho phép dòng chảy lưu thông theo góc bẻ 90o thay vị hướng thẳng  như bình thường. Van với kiểu dáng này mang lại khả năng điều tiết rất tốt, giúp dòng chảy giảm áp lực đáng kể khi đi qua đĩa van.

Phân loại theo kiểu dáng kết nối đường ống.

 19. Van cầu kết nối bích.

Là dòng van được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bởi kiểu dáng kết nối bích này áp dụng cho những kích thước đường ống từ DN50 trở lên.  Bởi nếu những kích thước lớn mà sử dụng kiểu lắp ren hay kiểu hàn nối thì không thể đảm bảo hoạt động tối đa của van cũng như yêu cầu của hệ thống. Kiểu dáng kết nối bích này mang lại cho van khả năng vận hành ổn định, chắc chắn. Và nếu lắp đạt van ở những hệ thống trên cao thì vấn đảm bảo không bị rung lắc khi vận hành.

 

 20. Van cầu kết nối ren.

Là kiểu dáng kết nối mà thông thường sẽ áp dụng cho các kích thước từ DN50 trở xuống. Với kiểu dáng này thì mang lại cho van sự gọn gàng và nhẹ hơn so với dạng bích. Van có thể là van inox, đồng hoặc gang.

 

 21. Van cầu kết nối hàn kín.

Là kiểu dáng kết nối với đường ống thông qua dạng hàn kín. Với những kích thước van nhỏ mà yêu cầu vận hành van ở áp lực làm việc lớn điều mà dạng két nối ren  không thể đáp ứng được thì kiểu dáng Hàn kín này lại có thể mang lại sự yên tâm cho hệ thống. Tuy nhiên với kiểu này thì khi bảo trì van cũng gặp nhiều bất lợi.

 

Phân loại theo dạng điều khiển.

 22. Van cầu điều khiển tay quay.

Là dạng van cầu cơ bản như chúng ta đã biết. Với chi tiết tay quay vô lăng được kết nối với trục van. Chúng ta chỉ cần tác động lực xoay từ phải qua trái để mở và thao tác xoay từ trái qua phải để đóng van.

 

 23. Van cầu điều khiển điện.

Là dòng van cầu được điều khiển vận hành hoàn toàn tự động bằng bộ điều khiển điện. Van có khả năng vận hành linh hoạt và chính xác. Thông thường được sử dụng cho những hệ thống lắp đặt trên cao, dưới hầm và những môi trường làm việc có tính độc hại đến người vận hành van. Sử dụng dòng điện áp phổ biến là 24V, 220V, 380V nên van rất đơn giản cho công tác lắp đặt.

 

 24. Van cầu điều khiển khí nén.

Dòng van được điều khiển vận hành bằng khí nén. Với việc van được điều khiển bằng khí nén thì mang đến cho van khả năng vận hành nhanh chóng, tức thời, linh hoạt. Thay thế hoàn toàn mọi thao tác thủ công và tiết kiệm chi phí, nhân công vận hành van.

 

Tuy răng ở trên chúng tôi liệt kê ra có nhiều dòng van cầu. Tuy nhiên cấu tạo và hoạt động của van đều tuân thủ theo 1 quy chuẩn chung. Cụ thể phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.

VI. Cấu tạo van cầu.

Theo như tính toán kỹ lưỡng từ các đội ngũ kỹ thuật của hãng thì để van vận hành hoạt động ổn định và điều tiết dòng chảy tốt nhất thì van được cấu thành từ những chi tiết chính như sau:

 

 – Thân van: Được chế tạo đúc nguyên khối từ vật liệu như gang, inox, nhựa, đồng, thép. Và cũng được chế tạo theo đúng với kích thước của đường ống. Là bộ phận chứa tất cả các chi tiết khác. Thông thường van được thiết kế có thể là 2 hướng hoặc là 3 hướng. Tuy nhiên dạng 3 hướng rất ít được sử dụng..

 – Đĩa van: Là chi tiết trực tiếp thực hiện đóng mở, điều tiết dòng chảy. Với những thiết kế theo nhiểu kiểu dáng khác nhau như hình dạng đĩa, cầu, côn. Và được chế tạo từ vật liệu có độ cứng cao và khả năng chống ăn mòn tốt như thép hợp kim cứng, inox. Có khả năng chịu được áp lực cao. Đĩa van được kết nối với đầu dưới của trục van.

 – Trục van: Thông thường trục van được chế tạo từ vật liệu inox hoặc thép hợp kim cao cấp không gỉ. Mục dích là để điều khiển vận hành van một cách tốt nhất và đảm bảo nhất. 1 đầu dưới của trục van được kết nối với đĩa van, đầu trên thì kết nối với tay quay hoặc bộ điều khiển điện, khí nén để điều khiển vận hành van.

 – Gioăng làm kín: Là chi tiết giúp van đạt được độ kín khí yêu cầu của hệ thống. Được sản xuất từ vật liệu như cao su EPDM hoặc Teflon PTFE. Có khả năng chịu được nhiệt độ cao và chống ăn mòn tốt. Giúp van hoạt động tốt ở đa dạng môi trường. Và nó là chi tiết dễ hỏng nhất nên chúng ta cần kiểm tra thường xuyên để có phương án thay thế.

 – Nắp van: Nếu nói dây là 1 chi tiết tách rời cũng đúng hoặc là 1 chi tiết của thân van cũng không sai. Nhưng chúng tôi cho nó là 1 chi tiết riêng để các bạn hiểu rõ hơn. Là chi tiết sử dụng cho việc ngăn chặn dòng chảy trào ngược lên, và khi lắp ráp các chi tiết nằm trong thân v an thì chúng ta sẽ đưa nó vào theo hướng của nắp van. Và nó được kết nối lại với thân van bằng các bu lông, đai ốc.

– Bộ điều khiển:  Van được điều khiển vận hành hoạt động thông qua vô lăng hoặc được điều khiển tự động bằng bộ điều khiển khí nén, bộ điều khiển điện.

VII. Nguyên lý hoạt động của van.

Van cầu có cơ chế hoạt động tương tự như van cổng đó là nâng hạ đĩa van để thực hiện đóng mở dòng chảy. Van được điều khiển vận hành bằng tay quay vô lăng hoặc bộ điều khiển điện, bộ điều khiển khí nén.

 

Ban đầu van đang ở trạng thái đóng hoàn toàn. Chúng ta tác động lực lên tay quay vô lăng theo chiều từ phải qua trái. Khi đó trục van được gia công dạng ren kết nối với vô lăng sẽ xoay. Từ đó kéo nhấc trục van lên cao kèm theo đĩa van. Tạo trạng thái mở của van cho phép dòng chảy đi qua.

Và khi đóng van thì chúng ta thực hiện ngược lại là xoay lực từ trái qua phải. Khi đó trục van sẽ đi xuống kèm theo đĩa van. Khi chạm đến ghế van sẽ dừng lại và ngăn dòng chảy đi qua van.

Các bạn có thể xem qua video dưới đây để hiểu rõ hơn.

VIII. Lưu ý  lắp đặt van cầu.

Là dòng van chỉ cho phép dòng chảy lưu thông qua 1 chiều nhất định. Và như đã biết thì có 3 kiểu điều hướng dòng chảy đó là ngang, vuông góc nên chúng ta có thể thuận lợi cho việc lựa chọn cũng như lắp đặt. Và một số chú ý cho công tác lắp đặt chúng tôi có một số điểm nhấn để các bạn chú ý đến như sau:

– Trước khi lắp đặt chúng ta cần phải đảm bảo hệ thống đã được ngắt hoàn toàn, dòng chảy không còn trong đường ống lắp đặt.

– Vệ sinh sạch sẽ các bề mặt tiếp xúc giữa van và đường ống. Đảm bảo không còn những tạp chất, hay vật cản dính trên hệ thống.

– Cố định van với mặt bích đường ống, đưa lên và hàn điểm mặt bích đó sau đó tháo van ra mới thực hiện hàn kín. Tránh tình trạng khi hàn sinh nhiệt làm hỏng van.

– Khi siết các kết nối nên siết đều lực và đối xứng. Tránh tình trạng bị vênh khi siết sẽ bị rỏ rỉ dòng chảy.

– Khi lắp đặt xong kiểm tra lại các công đoạn trước xem có vấn đề gì không. Nếu có cần phải khắc phục ngay.

– Vận hành van thử nghiệm trước khi đưa vào hoạt động chính thức của hệ thống.

– Trong quá trình vận hành của van nếu có sự cố thì ngừng hệ thống và khắc phục kịp thời. Tránh tình trạng rủi ro không đáng có.

IX. Bảo trì bảo dưỡng van.

Vấn đề bảo trì bảo dưỡng van vô cùng quan trọng. Nó giúp van vận hành ổn định và đạt tuổi thọ cao nhất.

– Cần có lịch trình bảo trì định kỳ cho van theo 6 – 9 tháng 1 lần tổng thể.  Để nắm kỹ tình trạng van. Nếu có vấn đề thì cần có phương án khắc phục, thay thế kịp thời.

– Bôi mỡ, nhớt và bộ phận trục van, cổ van hở ra ngoài. Sau thời gian dài thì bụi bẩn sẽ bám vào. Làm ảnh hưởng đến thao tác vận hành van.

– Kiểm tra các kết nối của van với đường ống. Nếu có hiện tượng rỉ sét thì phải khắc phục ngay và bôi mỡ. Tránh trường hợp khi tháo và thay thế sẽ gặp khó khăn.

– Kiểm tra các vị trí bu lông, đai ốc nếu có hiện tượng tự lựa thì phải siết chặt lại và xỏ chốt chẻ chống lựa ốc.

– Nhân viên vận hành van thường xuyên kiểm tra hàng tuần, tháng để nắm rõ tình trạng vận hành của van.

– Khi bảo dưỡng định kỳ chúng ta nên tháo van ra khỏi hệ thống. Trước khi tháo thì nên ngắt hoàn toàn dòng chảy  để thực hiện công tác tháo van..

X. Lưu ý lựa chọn van cầu.

Theo kinh nghiệm cung cấp lâu năm của chúng tôi cùng với sự phản hồi của nhiều đơn vị chúng tôi cung cấp thì có một số điều chúng tôi đề cập đến. Nó sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình lựa chọn van sao cho phù hợp nhất. Cụ thể như sau:

– Lựa chọn van theo đúng với kích thước đường ống.

– Trước khi lựa chọn van nên kiểm tra thông số hoạt động của hệ thống trước. Đảm bảo rằng van phải có thông số lớn hơn thống số hoạt động của hệ thống.

– Tùy thuộc vào môi trường hoạt động của van là gì mà lựa chọn van sao cho phù hợp..

– Lựa chọn hàng chính hãng để lắp đặt cho hệ thống. Điều này vô cùng quan trọng nó quyết định mọi hoạt động vận hành của van cũng như của hệ thống lắp đặt van.

 

Giỏ hàng

Hỗ trợ trực tuyến
backtop